Trường Tiểu học Nam Thành tổ chức chuyên đề dạy học Khoa học lớp 5 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

         Thực hiện kế hoạch năm học 2020-2021 về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường, đồng thời phát động phong trào “Hội giảng- Hội học” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 28/10/2020 Trường Tiểu học Nam Thành tổ chức chuyên đề dạy học Khoa học lớp 5 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Về dự chuyên đề có các đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường cùng các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên toàn trường có mặt đông đủ.

Chuyên đề gồm 2 phần : Phần 1. Dự giờ Khoa học lớp 5C.

Phần 2: Giáo viên tập trung phân tích nội dung bài học, thảo luận và rút kinh nghiệm.

Chuyên đề đã tập trung phân tích nội dung bài học để thấy rõ được ưu điểm của phương pháp và vận dụng linh hoạt phương pháp trong giảng dạy môn Khoa học (Tự nhiên xã hội).

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Phương pháp này tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc của mình bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.

 Theo phương pháp Bàn tay nặn bột, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ. Học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.

Trong tiết học có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, giáo viên đã chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác Bàn tay nặn bột luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Mục tiêu của Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Vì vậy, học sinh được thảo luận bày tỏ ý kiến của mình trong nhóm, trước lớp. Các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được giúp các em tự tin hơn. Qua đó, các em sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu và hình thành các phẩm chất, năng lực từ nhỏ, hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.

 

Một số hình ảnh tiết dạy chuyên đề

 

Chia sẻ mục tiêu bài học

 

Nêu câu cầu cần thực hiện trong tiết học

 

Học sinh làm việc cá nhân

 

Thảo luận nhóm phát hiện kiến thức mới

 

Học sinh trình bày các kiến thức đã thảo luận. GV chốt kiến thức