Hiệu quả giáo dục STEM trong trường học

Giáo dục Stem vừa mang ý nghĩa thúc đẩy các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực, phẩm chất người học. Trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, thì việc nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục Stem càng trở nên cấp thiết hơn.

Tiết học thực hành và trải nghiệm của các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Ninh Thắng
 

Đây là tiết học thực hành và trải nghiệm về chủ đề các loại âm thanh trong cuộc sống của các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Ninh Thắng. Không còn là những kiến thức khô khan, tại đây các em đã được tham gia vào nhiều hoạt động thú vị như: tìm hiểu các loại âm thanh trong cuộc sống, có sự sáng tạo và xử lý tình huống một cách phù hợp.

Một tiết học sinh động dưới sự hướng dẫn của cô giáo đã giúp học sinh vận dụng kiến thức từ các môn học, tận dụng một số nguyên, vật liệu sẵn có, được thực hành, tự tin trình bày sản phẩm của mình với những thông điệp ý nghĩa… Sau khi trải qua một tiết học sinh động như này, nhiều giáo viên cũng có cái nhìn đúng hơn về câu chuyện giáo dục Stem.

Những yêu cầu của tiết học, giúp học sinh hứng thú; đòi hỏi mỗi giáo viên cần chuẩn bị, đầu tư thời gian nghiên cứu về bài học

Ngay từ đầu năm học, nhiều trường học đã trao đổi, tìm ra các chủ đề Stem một cách hợp lý theo đúng quy định, phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh; phù hợp với điều kiện, khả năng của trường mình. 100% môn học đều xây dựng chủ đề Stem, nhiều sản phẩm từ các tiết học này do các em học sinh tạo ra được trưng bày tại lớp học, trong thư viện và ngoài sân trường; trong đó nhiều sản phẩm tham gia các cuộc thi, sân chơi trí tuệ đạt được kết quả cao.

Tuy còn khá mới mẻ với các em học sinh ở một số trường, nhưng với lợi ích mà Stem mang lại, bước đầu giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm; tiếp tục đổi mới, sáng tạo, đem lại nhiều giờ học bổ ích và hứng thú cho học sinh; từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018./.

Thu Hường(THNB)

Giáo dục Stem vừa mang ý nghĩa thúc đẩy các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực, phẩm chất người học. Trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, thì việc nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục Stem càng trở nên cấp thiết hơn.

Tiết học thực hành và trải nghiệm của các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Ninh Thắng
 

Đây là tiết học thực hành và trải nghiệm về chủ đề các loại âm thanh trong cuộc sống của các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Ninh Thắng. Không còn là những kiến thức khô khan, tại đây các em đã được tham gia vào nhiều hoạt động thú vị như: tìm hiểu các loại âm thanh trong cuộc sống, có sự sáng tạo và xử lý tình huống một cách phù hợp.

Một tiết học sinh động dưới sự hướng dẫn của cô giáo đã giúp học sinh vận dụng kiến thức từ các môn học, tận dụng một số nguyên, vật liệu sẵn có, được thực hành, tự tin trình bày sản phẩm của mình với những thông điệp ý nghĩa… Sau khi trải qua một tiết học sinh động như này, nhiều giáo viên cũng có cái nhìn đúng hơn về câu chuyện giáo dục Stem.

Những yêu cầu của tiết học, giúp học sinh hứng thú; đòi hỏi mỗi giáo viên cần chuẩn bị, đầu tư thời gian nghiên cứu về bài học

Ngay từ đầu năm học, nhiều trường học đã trao đổi, tìm ra các chủ đề Stem một cách hợp lý theo đúng quy định, phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh; phù hợp với điều kiện, khả năng của trường mình. 100% môn học đều xây dựng chủ đề Stem, nhiều sản phẩm từ các tiết học này do các em học sinh tạo ra được trưng bày tại lớp học, trong thư viện và ngoài sân trường; trong đó nhiều sản phẩm tham gia các cuộc thi, sân chơi trí tuệ đạt được kết quả cao.

Tuy còn khá mới mẻ với các em học sinh ở một số trường, nhưng với lợi ích mà Stem mang lại, bước đầu giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm; tiếp tục đổi mới, sáng tạo, đem lại nhiều giờ học bổ ích và hứng thú cho học sinh; từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018./.

Thu Hường (theo THNB)